Các vật dụng, hàng hóa dưới đây sẽ không được chấp nhận vận chuyển bởi Ship quốc tế. Danh sách này bao gồm các vật dụng, hàng hóa bị cấm vận chuyển theo quy định của pháp luật, hoặc quy chế của bất kì liên bang, tiểu bang hay chính quyền địa phương ở bất kỳ quốc gia gửi hàng, quốc gia điểm đến hoặc quốc gia quá cảnh nào. Shipquocte gửi đến Quý khách hàng Danh sách chi tiết các mặt hàng cấm và hàng không nhận vận chuyển quốc tế, cụ thể như sau:
1. Tiền, giấy tờ có giá, ngoại hối: Tiền; vàng; bạc; đá quý; sổ tiết kiệm; chứng thư ngân hàng…
2. Hàng thực phẩm không có xuất xứ: Bánh, kẹo, trà…không có giấy tờ xác nhận nguồn gốc; không ghi rõ nơi sản xuất trên bao bì hoặc các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định an toàn thực phẩm
3 Hàng nguy hiểm (xem danh mục hàng nguy hiểm): Bật lửa; bình ga; bình xịt; ắc quy; bình chứa khí nén; chất nổ; các sản phẩm pháo; diêm; các hợp kim tự cháy, dẫn lửa; các chế phẩm dễ cháy khác…
4. Hàng làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường: Dung dịch y tế; rác thải; động vật hoặc thực phẩm tươi quá hạn…
5 Bưu gửi chứa nhiều bưu phẩm (trừ trường hợp hàng của đối tác)
6. Hàng pháp luật cấm (xem thêm danh mục hàng hóa cấm xuất-nhập khẩu): Dao; kiếm; súng; đạn dược; thuốc lá, ma túy, các chất gây nghiện…
1. Đồ uống có cồn
2. Da động vật (không thuần hoá)
3. Mặt hàng có giá trị đặc biệt (vd: tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ, đá quý, vàng và bạc)
4. Hàng hóa/chất liệu nguy hiểm
5. Súng
6. Lông thú
7. Ngà voi và những sản phẩm làm từ ngà voi
8. Động vật sống
9. Tiền và chứng từ có thể đổi thành tiền
10. Hàng hóa dễ hỏng
11. Tài sản cá nhân (trừ khi gửi tới Hoa Kỳ và Canada)
12. Thực vật
13. Tài liệu khiêu dâm
14. Hạt giống
15. Tem có giá trị đặc biệt
16. Ngà voi và những sản phẩm làm từ ngà voi
17. Hành lý không có người cùng đi
Liên hệ đến Shipquocte để nhận thêm thông tin tư vấn:
Ngoài ra để giúp quý khách hàng được thuận tiện hơn khi phân loại hàng hóa gửi từ Việt Nam đi nước ngoài hay ngược lại, Shipquocte chia sẻ thêm đến bạn Bảng phân loại hàng hóa trong các nội dung tiếp theo của bài viết.
1. Dung dịch lỏng : Nước; rượu; nước hoa; tinh dầu; chất tẩy lỏng…
2. Thực phẩm sơ chế: Dầu; mỡ động vật; mứt; ô mai….
3 Sản phẩm có mùi: Nước hoa; tinh dầu; xà phòng; cao su; phấn sáp; các chế phẩm vệ sinh…
4 Hàng có hạn sử dụng: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm ngắn ngày; chất tẩy rửa…
5. Hàng điện tử, điện máy, điện gia dụng, kỹ thuật số: Điện thoại; vô tuyến; đầu VCD/ DVD; máy ảnh; máy tính; quạt điện; pin; camera….
6. Hàng thủy tinh hoặc nhựa dễ vỡ, dễ bẹp, dễ biến dạng: Chai lọ thủy tinh; đồ gốm; nhựa cứng tạo khối; đồ trang trí bằng tre, trúc…
7. Hàng đông lạnh, tươi sống: Động vật sống; thực phẩm sống; rau, quả, hoa tươi….
8. Hóa chất: Thuốc nhuộm; sơn; chất tẩy rửa; xi măng…
9. Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học: Công cụ đo lường; cân; đồng hồ…
10. Kim loại và các sản phẩm từ kim loại: Sắt; thép nguyên tấm, nguyên thanh, nguyên cuộn…
11. Phân bón; Thuốc bảo vệ thực vật; thuốc diệt cỏ, diệt động vật có hại: Các loại phân hữu cơ, vô cơ; thuốc diệt mối, gián, chuột…
12. Khoáng vật và đá quý: Thạch anh; than đá; rubi; kim cương…
13. Nhạc cụ: Đàn; trống; kèn; sáo..
14. Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ: Bình; lọ; bát đĩa cổ; tranh quý….
15. Dược phẩm, dược chất: Thuốc viên; thuốc nước; thuốc bổ…
16. Vật liệu ảnh hoặc điện ảnh: Đĩa CD/DVD; tranh ảnh; phim; dụng cụ điện ảnh…
17. Hàng không gấp cuộn: Sách vở, tạp chí, tranh ảnh…
18. Hàng có giá trị lớn: Điện thoại; lap top; xe máy…
1 Hàng nhẹ (Các đồ nhồi bông hoặc khí nhẹ (gối bông, gối hơi): là hàng có khối lượng dưới 167 kg/ m3 được quy đổi: Dài(m) x Rộng(m) x Cao(m) x 300
2. Hàng cồng kềnh (Xe máy, xe đạp, nhạc cụ…): là hàng có hình thức hay nội dung đặc biệt hoặc không thể xếp chung cùng các bưu kiện khác, hoặc đòi hỏi cách thức bảo vệ riêng.
3. Hàng nguyên khối (Máy móc, thiết bị): là hàng khối nguyên lớn hơn 50kg
4. Hàng nguyên lô (Quần áo và phụ kiện…): là hàng gồm nhiều khối hàng có đánh số thứ tự, cùng chủ hàng, có liên quan đến nhau và cần được nhận phát cùng thời điểm.
5. Hàng quá khổ, quá tải (Xe máy; xe đạp đôi (không gấp lại được)): là hàng có một chiều dài vượt quá 1,5m hoặc tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất không đo qua chiều dài đã đo lớn hơn 3m, nhưng tối đa: chiều dài x chiều rộng x chiều cao ≤ 1,5m x 1,0m x 0,9 m theo đúng thứ tự các chiều tương ứng.
6. Hàng siêu trường, siêu trọng (Xe cẩu; xe xúc; xe ủi; xe cần cẩu; xe lăn đường ….) là hàng không thể tháo rời (chia nhỏ), khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của phương tiện và hàng xếp trên phương tiện) đo được như sau: - Chiều dài lớn hơn 20 mét. - Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét. - Chiều cao (tính từ mặt đường bộ trở lên) lớn hơn 4,2 mét (trừ container). Hoặc là hàng không thể tháo rời (chia nhỏ) có trọng lượng trên 32 tấn.
Bài viết trên, Shipquocte đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích về bảng phân loại hàng hóa cũng như danh sách những mặt hàng cấm, hàng không nhận vận chuyển quốc tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, các bạn liên hệ đến Shipquocte để được giải đáp:
Nhập mã để truy vấn tính trạng đơn hàng của bạn
Bạn muốn đặt hàng trên Zara ship về Việt Nam, bạn muốn tìm hiểu ...
Bạn đang tìm mua viên uống chống đột quỵ Nhật Bản? Bạn muốn biết ...
Gửi đồ qua Combini ở Nhật nhanh chóng với các bước hướng dẫn gửi ...
Shipquocte cung cấp dịch vụ mua hộ hàng Nhật ship về Việt Nam ...
Tỷ giá ngoại tệ